Trang chủ
Giới thiệu
Tin tức - Sự kiện
Dịch vụ
Thông báo
Văn bản
Hình ảnh hoạt động
Liên hệ
Hôm nay, ngày 09/01/2025
Khuyến cáo phòng chống dịch bệnh Mác-bớc (Marburg) - Trung tâm Y tế thành phố Bà Rịa - Sở Y tế tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

Khuyến cáo phòng chống dịch bệnh Mác-bớc (Marburg)

Theo thông tin từ Hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, từ cuối tháng 9/2024 Ru-an-đa (Rwanda) đã lần đầu tiên ghi nhận trường hợp bệnh Mác-bớc. Đến 10/10/2024, Quốc gia này đã ghi nhận tổng số 58 trường hợp mắc, trong đó có13 trường hợp tử vong tại 07 trong số 30 quận của cả nước, trong đó khoảng 70% trường hợp bệnh là nhân viên y tế.

✳️ Virus Mác – bớc là gì?

Virus Mác – bớc (Marburg Virus Disease – MVD) là một virus RNA thuộc họ Filovirus, cùng họ với virus Ebola. Vật chủ chứa virus Mác – bớc là dơi ăn quả châu Phi (Rousettus aegyptiacus). Bệnh do virus Mác – bớc là một bệnh gây xuất huyết hiếm gặp nhưng nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến cả người và động vật linh trưởng với tỉ lệ tử vong có thể lên tới 88%. Hiện bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng ngừa. Phương pháp điều trị chủ yếu là chăm sóc hỗ trợ - bù nước bằng chất lỏng uống hoặc truyền tĩnh mạch và điều trị các triệu chứng cụ thể, giúp cải thiện tỉ lệ sống sót cho người bệnh.

✳️ Đường lây truyền vi rút Mác – bớc Virus Mác – bớc có đường lây truyền đa dạng, lây truyền từ động vật sang người và từ người sang người thông qua nhiều cơ chế khác nhau, cụ thể: ­

  • Tiếp xúc lâu dài với phân hay chất tiết của dơi Rousettus trong hầm mỏ.
  • Tiếp xúc trực tiếp (da trầy xước hay niêm mạc) với máu, chất tiết, tạng hay tiếp xúc gián tiếp dịch cơ thể ngay cả trên bề mặt hay dụng cụ (quần áo, drap giường) bị lây nhiễm dịch tiết.
  • Tiếp xúc với thực phẩm nhiễm virus.
  • Lây truyền qua đường tình dục (quan hệ tình dục bằng miệng, âm đạo hoặc hậu môn) thông qua việc tiếp xúc với tinh dịch của người đã khỏi bệnh. ­
  • Truyền cho thai nhi qua nhau thai. Ở phụ nữ mang thai, virus Mác – bớc có thể tồn tại trong nhau thai và nước ối. Đối với phụ nữ đang cho con bú, nếu bị nhiễm Mác – bớc, virus có thể tồn tại trong sữa mẹ.
  • Đối tượng dễ mắc virus Mác – bớc là những người tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân như người nhà và nhân viên y tế.

✳️ Triệu chứng và phương pháp điều trị khi nhiễm virus Mác – bớc

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thời gian ủ bệnh Mác – bớc là từ 2 ngày đến 3 tuần. Các triệu chứng bắt đầu đột ngột với sốt dữ dội và đau đầu. Vài ngày sau khi khởi phát, nhiều bệnh nhân bị nôn mửa, tiêu chảy và đau bụng kéo dài tới một tuần. Các trường hợp nặng có kèm theo chảy máu trong tuần đầu tiên như nôn ra máu, đi ngoài ra máu, chảy máu nướu răng, ở mũi và cơ quan sinh dục. Bệnh có thể lan đến hệ thần kinh khiến người bệnh trở nên lú lẫn, dễ cáu gắt và kích động. Hầu hết các trường hợp tử vong sau hơn một tuần mắc bệnh đi kèm với sốc và mất máu nghiêm trọng.

✳️ Các biện pháp phòng ngừa bệnh Marburg

Để phòng chống dịch bệnh do virus Mác – bớc, ngành y tế khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau:

1️⃣ Tránh tiếp xúc hoặc đến nơi cư trú của loài dơi ăn quả, động vật hoang dã bị nhiễm vi rút như: khỉ, linh dương rừng, loài gặm nhấm…

2️⃣ Không ăn/tiêu thụ thịt của động vật hoang dã.

3️⃣ Nấu chín kỹ thực phẩm trước khi ăn, nhất là các loại thịt.

4️⃣ Tránh tiếp xúc với người nghi nhiễm hoặc bị nhiễm vi rút Mac- bớc. Đặc biệt mặc áo bảo hộ, đeo găng tay, khẩu trang, mắt kính, rửa tay thường xuyên,… nếu phải tiếp xúc với người bệnh.

5️⃣ Không tiếp xúc với các chất thải như máu, chất nôn, nước bọt, nước tiểu, phân… hoặc bất cứ đồ vật nào của người nhiễm bệnh.

6️⃣ Với nam giới sau khỏi bệnh cần thực hành tình dục và vệ sinh an toàn hơn trong ít nhất 12 tháng hoặc cho đến khi tinh dịch của họ hai lần xét nghiệm âm tính với virus Mac- bớc. Tránh tiếp xúc với chất dịch cơ thể và nên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch.

7️⃣ Trong vòng 21 ngày kể từ ngày nhập cảnh Việt Nam, nếu phát hiện các triệu chứng và yếu tố dịch tễ liên quan đến bệnh Mác-bớc, cần thông báo cho cơ sở y tế để được khám, phát hiện và xử trí kịp thời.

Theo CDC BR-VT

LIÊN KẾT WEBSITE